Logo

TRẺ TỰ TIN VÀO TIỂU HỌC NẾU ĐƯỢC TRANG BỊ ĐỦ 8 ĐIỀU NÀY

01/08/2023|.25928
.

    Các con đã có các kỹ năng cần thiết để vào lớp Tiểu học chưa? Một câu hỏi đơn giản nhưng cũng khiến cho nhiều cha mẹ rơi vào tình trạng lúng túng. Mặc dù mỗi đứa trẻ đều có những kỹ năng độc đáo, đặc biệt và phát triển khác nhau tuy nhiên có những kỹ năng và kiến thức nhất định mà phần lớn các chuyên gia, các nhà giáo dục đồng ý rằng rất cần thiết cho quá trình phát triển kỹ năng xã hội, học tập cũng như thành tích ở trường. Khi tham khảo danh sách những kỹ năng cần thiết cho con vào tiểu học, hãy nhớ rằng trẻ em luôn cần cơ hội để tiếp tục phát triển các kỹ năng khác, cách dạy dỗ và tiếp cận theo kiểu một lần được ngay sẽ không đủ để xây dựng nền tảng vững chắc cho thái độ, nhận thức, năng lực và khả năng của trẻ. Cha mẹ cần chú ý tới: 

1- Kỹ năng xã hội  

Sự tự tin ở bản thân và ý thức được giá trị của bản thân 

Tuân thủ theo các quy tắc, thói quen ở nhà cũng như trường mẫu giáo 

Sử dụng các nguyên vật liệu có mục đích và biết trân trọng 

Háo hức, tò mò khi được học 

Duy trì được sự tập trung cho một việc trong một khoảng thời gian 

Làm việc, vui chơi và chia sẻ với mọi người 

Dễ dàng giao tiếp, kết nối với những người thân 

Tham gia các hoạt động nhóm 

Tôn trọng quyền và tình cảm của người khác 

Sử dụng lời nói để giải quyết mâu thuẫn 

Tìm người lớn giúp đỡ khi cần thiết 

 

2- Kỹ năng đọc hiểu: 

Thể hiện sự hứng thú với các hoạt động đọc 

Chú ý lắng nghe những câu chuyện 

Kể một câu chuyện đơn giản 

Nhận biết được sự liên kết từ trong nói và viết 

Nhận biết được tất cả các chữ trong bảng chữ cái 

Phân biệt được chữ viết thường và in hoa 

Kết hợp chữ cái và âm thanh 

Phân biệt sự giống và khác nhau của âm chữ trong lời nói 

Đưa ra các phán đoán cho một đoạn văn hay một câu chuyện dựa trên tiêu đề hay hình ảnh 

Xác định các từ và kết cấu từ những gợi ý bằng hình ảnh trong bài 

Nhận biết những từ tả cảnh cơ bản 

Phân biệt được thực tế với tiểu thuyết 

Hiểu được đặc điểm cơ bản của truyện ngụ ngôn và truyền thuyết 

Xác định được câu chuyện dựa trên các yếu tố khung cảnh, cốt truyện, nhân vật và xung đột ( Ở đâu, khi nào, có những gì, ai và tại sao) 

Dùng quan điểm cá nhân trong việc trả lời những câu chuyện (liên quan đến nhân vật hay tình huống) 

Bắt đầu hiểu các dấu chấm câu đơn giản (ngắt nghỉ khi có dấu câu, đặt câu hỏi…) 

Xem hiểu được vị trí của tiêu đề, tác giả, tên người minh họa và bảng mục lục 

Sắp xếp các từ hay dùng thành danh mục (vd: thực phẩm, màu sắc, hình dạng… 

 
3- Kỹ năng viết  

Có thể đọc và viết tên của mình 

Kể một chuyện bằng hình ảnh 

Dùng từ ngữ  hoặc hình dạng để diễn tả các từ  hay ý nghĩa của chúng 

Tập viết các từ quen thuộc 

Tập chép hoặc viết các từ thành một đoạn văn 

Củng cố các từ ngữ và câu đơn giản 

Viết đúng thứ tự từ trái qua phải và từ trên xuống dưới 

 Cầm bút theo đúng tiêu chuẩn 

 

4- Ngôn ngữ và kỹ năng lắng nghe quan trọng  

 Hiểu và làm theo được những hướng dẫn đơn giản 

Biết lắng nghe và không ngắt lời trong khi người khác đang nói 

Thuộc các bài đồng dao, hát và dùng tay để chơi cùng 

Tham gia các cuộc nói chuyện và trao đổi 

Hỏi các câu hỏi 

Phát âm rõ ràng các yêu cầu hay thông điệp phải truyền tải 

Phân biệt được câu hỏi và lời nói 

Phân biệt được từ ngữ được dùng và không được dùng (với bạn bè ở nhà hay ở trường) 

5 - Kỹ năng nhận biết con số và Toán học 

Biết tên các số từ 0 – 30 

Viết được các số từ 0 – 30 

Sử dụng kỹ năng để tính toán đến 10 

Phân loại và so sánh các đối tượng 

Thu thập các dữ liệu và làm ghi chép danh sách sử dụng hoặc biểu diễn bằng đồ thị 

Cho thấy hứng thú với các phép tính trong các đề toán 

Giải quyết vấn đề bằng cách đoán và kiểm tra lại bằng cách đếm các ngón tay 

 

6 - Hình học và đo lường, tưởng khó nhưng không phải là không thể 

Làm quen với các công cụ đo thời gian, nhiệt độ thường sử dụng (vd: thước kẻ, nhiệt kế…) 

Ước tính được số lượng thực tế của các đơn vi không có tiêu chuẩn (đo mà không cần dùng thước kẻ, ví dụ sử dụng đồ vật khác để đo, gang tay, đoạn dây…) 

Hiểu và so sánh được các từ (về độ ngắn – dài, nặng – nhẹ…) 

Hiệu quả thời gian, sự tính toán trong tiền bạc 

Hiểu về lịch và thời gian 

Biết được các ngày trong một tuần, các tháng trong một năm 

Biết được giá trị của đồng tiền 

7- Kiến thức về khoa học xã hội 

Hiểu được các khái niệm lịch sử như là: các chuyện thực diễn ra trong khoảng thời gian, sự kiện, địa điểm và con người 

Hiểu được nghĩa mở rộng của thời gian (Quá khứ, hiện tại, tương lai….) 

Biết được các phương thức liên lạc khác nhau từ xưa đến nay( truyền miệng, chữ tượng hình…) 

Hiểu được những đóng góp cho lịch sử của các nhân vật lịch sử 

Có nhận thức cơ bản về nền văn hóa và truyền thống văn hóa 

Biết được những người có đóng góp quan trọng trong lịch sử đất nước 

Nhận biết được những biểu tượng liên quan đến đất nước ( cờ, quần áo truyền thống…) 

Biết được mọi người sử dụng bản đồ, quả địa cầu hay những mô hình khác để xác định và tìm vị trí. 

 

 

8- Kiến thức về tự nhiên 

Nhận biết Mặt trời là nguồn cung cấp nhiệt và năng lượng cho Trái đất 

Nhận biết sự khác nhau cơ bản giữa các kiểu thời tiết 

Nhận biết sự tác động của con người tới Trái Đất: bảo vệ, tái chế và giảm ô nhiễm môi trường 

Hiểu được những nhu cầu cơ bản của tất cả những sinh vật sống 

Phân biệt những thứ liên quan đến sống và không sống 

Cách nhận biết sự thay đổi của sinh vật khi chúng lớn lên và trưởng thành 

Phân biệt các môi trường sống của con người (Nóng, lạnh, ẩm ướt, khô…). 

Đọc thêm: 3 MẸO TẠO THÓI QUEN TỐT MÀ CHA MẸ NÊN DẠY CHO TRẺ