Logo

6 CÁCH GIÚP HỌC SINH LẮNG NGHE GIÁO VIÊN NÓI

01/08/2023|.43513
.

6 CÁCH GIÚP HỌC SINH LẮNG NGHE GIÁO VIÊN NÓI 

Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc thu hút và duy trì sự tập trung chú ý lắng nghe của học sinh khó hơn nhiều so với trước đây. Dường như trong tâm trí học sinh của chúng ta ngập tràn những dòng status, tin nhắn, email, cập nhật trên mạng xã hội và những gì đang diễn ra trong cuộc sống của chúng. 

Dưới đây là 6 cách để giúp học sinh cải thiện kĩ lắng nghe trong quá trình học tập: 

1. Là hình mẫu của kĩ năng lắng nghe hiệu quả 

Nhiều khi chúng ta đòi hỏi học sinh phải lắng nghe những gì mình nói, nhưng chúng ta lại không thực sự lắng nghe học sinh. 

Chỉ khi giáo viên là hình mẫu về kĩ năng lắng nghe, học sinh của chúng ta mới có thể học theo và tập trung vào những gì giáo viên nói. 

 

2. Hiểu đối tượng học sinh 

Sự quan tâm, lắng nghe luôn bắt đầu từ sự đồng cảm và thấu hiểu. Các nghiên cứu cho thấy, học sinh sẽ lắng nghe các giáo viên đã dành thời gian để làm quen với chúng tốt hơn so với những giáo viên không dành thời gian tìm hiểu và xây dựng mối quan hệ với học sinh. 

3. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể 

Một cách tuyệt vời để rèn luyện kỹ năng nghe đó là sử dụng ngôn ngữ cơ thể để phản hồi lại giáo viên. Khi giáo viên đưa ra một yêu cầu hoặc nhiệm vụ, hãy cho học sinh được dùng ngôn ngữ cơ thể (kí hiệu bằng tay) để phản hồi. 

Ví dụ: Sau khi nghe cô hướng dẫn, nếu như các bạn đã hiểu được nhiệm vụ, các bạn sẽ giơ ngón tay cái hướng lên (like), nếu các bạn chưa hiểu, các bạn sẽ đưa ngón tay cái hướng xuống (dislike). 

 

4. Sử dụng công nghệ 

Chúng ta thường muốn học sinh nghe mình nói, nhưng điều này lại là nguyên nhân khiến học sinh cảm thấy nhàm chán và sao nhãng. Vậy tại sao bạn lại không sử dụng công nghệ. Hãy chọn một đoạn video minh họa, một bài giảng của giáo viên khác hoặc có thể là một đoạn clip ghi lại chính bài giảng của bạn? Sự mới lạ trong hình thức cùng những ứng dụng công nghệ sẽ làm cho học sinh tập trung chú ý lắng nghe hơn. 

5. Trao đổi, thảo luận với bạn bên cạnh 

Sẽ có lúc học sinh bỏ sót những gì bạn đã nói, và thay vì ngắt lời bạn để đặt câu hỏi, bạn có thể cho học sinh trao đổi với bạn bên cạnh. Mỗi ngày hãy cho học sinh một vài phút để so sánh vở ghi hoặc trao đổi, thảo luận với bạn bên cạnh của mình về bất cứ điều gì mà chúng đã bỏ lỡ hoặc cần làm rõ… 

 

6. Lắng nghe và đặt câu hỏi 

Dù đang sử dụng phương pháp giảng dạy nào, trước khi cho học sinh làm việc, xem video, sử dụng một thiết bị/đồ dùng học tập… hãy để học sinh biết được mục đích của những yêu cầu mà bạn đưa ra. Khi học sinh có mục đích, chúng có xu hướng tập trung lắng nghe hơn. Sau khi học sinh lắng nghe, hãy cho học sinh viết ra ít nhất một câu hỏi về những gì mà chúng vừa nghe. 

Cre: Cộng Đồng Giáo Viên Việt Nam

Đọc thêm: 8 "MẸO" NHỎ ĐỂ THẦY CÔ DỄ QUẢN LÝ LỚP HỌC