ĐIỀU CHƯA KỂ ĐẰNG SAU NHỮNG BỘ ĐỀ THI TRẠNG NGUYÊN KHIẾN HỌC SINH "RỚT NƯỚC MẮT"

Nhiều năm nay, “Trạng Nguyên” đã trở thành cái tên thân thuộc đối với nhiều học sinh tiểu học và các phụ huynh trên toàn quốc, bởi đây là đơn vị tổ chức sân chơi “Trạng Nguyên Tiếng Việt”. Trạng Nguyên Tiếng Việt có 19 vòng thi, được phân chia lần lượt theo thứ tự: Vòng thi tự do - Vòng Thi Sơ Khảo - Vòng Thi Hương - Vòng Thi Hội - Vòng Thi Đình. Mang đặc thù riêng về cách truyền tải kiến thức cho học sinh, những thầy, cô giáo tại Trạng Nguyên cũng có những câu chuyện thú vị, khác biệt trong quá trình làm ra các bộ đề cho các bạn học sinh. Nhằm khai thác câu chuyện thú vị này, người viết đã có cuộc trò chuyện cởi mở với cô K.S.X – đại diện chuyên viên phòng Khảo thí của Trạng Nguyên.
Chị đã gắn bó với Trạng Nguyên bao lâu rồi?
Tôi gia nhập Trạng Nguyên tính đến nay gần 4 năm. Đó là khoảng thời gian có rất nhiều kỷ niệm vui, buồn. Quan trọng nhất, tôi thấy đó là khoảng thời gian làm nghề sư phạm ý nghĩa của mình.
Được biết, Phòng Khảo thí của Trạng Nguyên là một trong những đơn vị có cường độ làm việc cao, áp lực lớn, bởi phạm vi đề thi phủ rộng với học sinh toàn quốc. Chị có thể chia sẻ về sự khác biệt giữa việc tạo ra đề thi ở Trạng Nguyên và đề thi ở tại trường tiểu học khác không?
Với đề thi ở trường, thường thì đề sẽ bao gồm các câu hỏi, bài tập thiết kế theo các mức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, bao gồm trắc nghiệm và tự luận.
Số lượng câu hỏi ít hơn. Mỗi trường sẽ chọn 1 bộ sách nên đề thi sẽ bám sát vào bộ sách đó. Trong khi đó, với đề thi ở Trạng Nguyên, chúng tôi vẫn thiết kế đầy đủ theo các mức nhận biết, thông hiểu, vận dụng, nhưng đề cao sự sáng tạo hơn.
Tuy nhiên, vì hình thức thi online nên dạng câu hỏi tập trung chủ yếu dưới dạng trắc nghiệm và điền từ. Số lượng câu hỏi sẽ nhiều hơn, nội dung câu hỏi sẽ phải bao quát toàn bộ chương trình.
Hiện tại, từ lớp 1 đến lớp 4 đang có rất nhiều bộ sách được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào sử dụng, mà học sinh của Trạng Nguyên lại phủ rộng khắp trên cả nước. Chính vì vậy, đề thi của Trạng Nguyên phải dung hoà kiến thức của tất cả bộ sách.
Ngoài các câu hỏi trắc nghiệm, điền từ thông thường, phần đề thi có cả bài game, mỗi bài game lại phát triển các kĩ năng khác nhau, như game mèo con nhanh nhẹn sẽ là nối từ đồng nghĩa, hổ con thiên tài là sắp xếp trật tự từ…
Đây là lần đầu tiên học sinh tiểu học có một chương trình riêng biệt về tiếng Việt với hình thức thi được mô phỏng theo các kì thi Khoa Bảng thời xưa và trải qua 19 vòng. 19 vòng thi tương đương với 19 lần ra đề thi với mức độ khác nhau. Chị vui lòng chia sẻ quy trình làm ra một bộ đề thi tại Trạng Nguyên?
Chúng tôi có 8 bước để ra được sản phẩm đề thi.
B1: Xác định mục tiêu, phạm vi kiến thức.
B2: Lên ma trận đề thi.
B3: Lựa chọn từ ngữ, ngữ hiệu hay.
B4: Tiến hành làm câu hỏi.
B5: Tự test lại đề.
B6: Test chéo đề.
B7: Ban cố vấn thẩm định.
B8: Hoàn thiện.
Chính vì có đủ 8 bước như vậy, nên Trạng Nguyên luôn được các thầy cô, phụ huynh và học sinh khen ngợi vì sự đầu tư chỉn chu, công phu, kỹ lưỡng, để ra được đề thi có chất lượng cao, có tính giáo dục rất tốt.
Chị có thể chia sẻ những thông điệp gửi gắm trong mỗi câu hỏi ở những bộ đề được phát hành toàn quốc không?
Khi làm đề, Phòng Khảo thí sẽ thống nhất gửi gắm vào đề thi những thông điệp mang ý nghĩa nhân văn với các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, như: nhân hậu, đoàn kết, trung thực, tự trọng, tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, hiếu thảo, bên cạnh đó còn có yêu quê hương, đất nước, thiên nhiên tươi đẹp.
Chính vì thế, trong đề thi sẽ luôn xuất hiện những từ ngữ mang ý nghĩa đó, những đoạn văn miêu tả hay, giàu hình ảnh, đan xen biện pháp nghệ thuật sinh động, và cả những câu chuyện cảm động về tình bạn, tình cha con, tình mẹ con, tình anh em, tình thầy trò…
Chị có thể chia sẻ cụ thể một kỷ niệm mà chị ấn tượng nhất trong quá trình làm việc tại Phòng Khảo thí của Trạng Nguyên?
Nhiều kỷ niệm lắm (cười), nhưng có một kỷ niệm mà tôi nhớ nhất. Đó là hồi làm đề quốc gia, tôi muốn có một câu hỏi thật đặc biệt, vừa gần gũi lại nhưng vẫn đảm bảo đủ độ khó để phân loại học sinh.
Thế là tôi phải ngồi nghiền ngẫm hết cả quyển ca dao tục ngữ Việt Nam rất dày, để ra được một câu hỏi như thế này:
Từ “nhiễu điều” trong câu tục ngữ được hiểu là gì?
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Một câu tục ngữ về sự đoàn kết, tương thân, tương ái được dạy từ lớp 1 cho đến lớp 5, học sinh nào cũng biết và thuộc, nhưng ý nghĩa của từ “nhiễu điều” thậm chí nhiều người lớn vẫn còn hiểu nhầm.
Xin cảm ơn chị đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn thú vị này! Chúc chị và đội ngũ thầy cô giáo Trạng Nguyên luôn vui vẻ, tươi trẻ và nhiệt huyết với sự nghiệp giáo dục!
Q.Quyên - trangnguyen.edu.vn (thực hiện)
TIN XEM NHIỀU

THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ LỄ RA MẮT TRẠNG NGUYÊN 4.0

MỞ VÒNG 1 TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT VÀO NGÀY 08/09/2023

LỊCH CHI TIẾT SÂN CHƠI TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT NĂM HỌC 2023 - 2024
